Tác động của thiết bị thực tế ảo và thiết bị rung làm lạnh tần số cao BUZZY đến thành công của lần đặt PIVC đầu tiên và sự sợ hãi, lo lắng, đau liên quan ở trẻ em tại Đơn vị cấp cứu nhi khoa: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.
Tác giả Büşra Güliz Yıldırım và cộng sự. J Emerg Nurs. 2023.
Giới thiệu
Các phương pháp phân tâm như thực tế ảo và thiết bị rung lạnh tần số cao được khuyến nghị trong quá trình can thiệp qua đường tĩnh mạch. Một số nghiên cứu đã tập trung vào tác động của các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đối với sự thành công của việc đặt catheter tĩnh mạch.
Phương pháp
Một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát đã đánh giá tác động của ứng dụng thiết bị thực tế ảo và thiết bị rung lạnh đối với khả năng thành công khi tiêm tĩnh mạch trong lần thử đầu tiên cũng như tình trạng đau, sợ hãi và lo lắng liên quan đến thủ thuật khi tiêm truyền tĩnh mạch ở trẻ em.
Trẻ em từ 4 đến 10 tuổi (N = 150) được đặt PIVC tại khoa cấp cứu nhi khoa được phân ngẫu nhiên vào 1 trong 3 nhóm:
Nhóm sử dụng thiết bị thực tế ảo,
Nhóm sử dụng rung Buzzy
và nhóm đối chứng.
Kỹ thuật gây phân tâm bằng cách nói chuyện và đặt câu hỏi của trẻ được sử dụng ở nhóm đối chứng.
Kết quả chính là thành công trong lần tiêm tĩnh mạch đầu tiên;
kết quả phụ là mức độ đau, sợ hãi và lo lắng liên quan đến thủ thuật.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách sử dụng DIVA, Thang đo biểu hiện cảm xúc cho trẻ em, Thang đánh giá mức độ đau trên khuôn mặt của Wong-Baker, Thang màu đánh giá đau, Trạng thái đo lo âu của trẻ em và Thang đo nỗi sợ hãi ở trẻ em.
Dữ liệu được phân tích bằng phép thử chi bình phương, phép thử chính xác Fisher và phép thử Kruskal-Wallis.
Kết quả
📌Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thành công khi tiêm tĩnh mạch trong lần thử đầu tiên (thực tế ảo = 47,2%, Buzzy® = 50%, chứng = 46,9%),
📌Điểm biểu hiện cảm xúc trước thủ thuật cũng như điểm đau và lo lắng liên quan đến thủ thuật.
📌Không có sự khác biệt giữa các nhóm về dấu hiệu sinh tồn trước, trong và ở phút thứ năm của thủ thuật.
Bàn luận
Thiết bị thực tế ảo và Buzzy có thể làm giảm sợ hãi liên quan đến thủ thuật ở trẻ em khi đặt PIVC.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các ĐD cấp cứu nhi có thể giảm đau và lo lắng bằng cách nói chuyện với trẻ em, và những cách gây phân tâm đơn giản như đặt câu hỏi cũng hiệu quả như những cách sử dụng công nghệ hơn.
Trích
Yıldırım, B. G., & Gerçeker, G. Ö. (2023). The Effect of Virtual Reality and Buzzy on First Insertion Success, Procedure-Related Fear, Anxiety, and Pain in Children during Intravenous Insertion in the Pediatric Emergency Unit: A Randomized Controlled Trial. Journal of emergency nursing, 49(1), 62–74. https://doi.org/10.1016/j.jen.2022.09.018
Long Trần dịch
Nếu bạn thích bài đăng này, vui lòng giúp chúng tôi và chia sẻ trên Zalo, LinkedIn, Twitter, Facebook, v.v.. Ngoài ra, có thể theo dõi trang www.thuvienykhoa.com.vn để đọc thêm các nội dung bổ ích khác.
Chân thành cảm ơn!
Ban Biên Tập