• Trang chủ
  • Thư viện sách
    • Quản Lý Y tế
    • Kinh tế Y tế
    • Chuyên khoa
    • QLCL & ATNB
    • Điều dưỡng
  • Tài liệu & Báo cáo
    • Quản Lý Y tế
    • Kinh tế Y tế
    • Chuyên Khoa
    • QLCL & ATNB
    • Điều dưỡng
  • Đào tạo
  • Thành tựu Y khoa
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Thư viện sách
    • Quản Lý Y tế
    • Kinh tế Y tế
    • Chuyên khoa
    • QLCL & ATNB
    • Điều dưỡng
  • Tài liệu & Báo cáo
    • Quản Lý Y tế
    • Kinh tế Y tế
    • Chuyên Khoa
    • QLCL & ATNB
    • Điều dưỡng
  • Đào tạo
  • Thành tựu Y khoa
  • Tin tức
  • Liên hệ
Trang chủ/Thư viện/Tài liệu & Báo cáo/QLCL & ATNB/An toàn trong chăm sóc/Bệnh nhân thích bàn giao ca trực ngay tại giường bệnh; điều dưỡng thì không: Bằng chứng từ một thí nghiệm lựa chọn rời rạc

Bệnh nhân thích bàn giao ca trực ngay tại giường bệnh; điều dưỡng thì không: Bằng chứng từ một thí nghiệm lựa chọn rời rạc

105 xem 0 30/06/2024 longtran

Bệnh nhân thích bàn giao ca trực ngay tại giường bệnh; điều dưỡng thì không: Bằng chứng từ một thí nghiệm lựa chọn rời rạc

Tác giả Lena Oxelmark và Cộng sự. Int J Nurs Stud. 2020

❓️Những gì đã biết về chủ đề này?

🌼Nhận thức của ĐD về tính bảo mật thông tin có thể gây nguy hiểm cho việc bàn giao đầu giường.

🌼Bàn giao tại giường có thể làm tăng sự tham gia và an toàn của bệnh nhân.

🌼Kiến thức về sự khác biệt trong sở thích của cả bệnh nhân và ĐD liên quan đến việc bàn giao tại giường bệnh vẫn còn hạn chế.

🌼Hiểu biết thêm về sở thích của bệnh nhân và ĐD có thể giúp hiểu tại sao việc bàn giao tại giường vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thực hành điều dưỡng.

🌼Bàn giao ca trực tại giường theo được ủng hộ như một phương pháp tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm, tuy nhiên việc thực thi phương pháp này còn nhiều thách thức.

Việc bàn giao ca trực theo cách truyền thống có thể dẫn đến sự thất bại trong giao tiếp giữa các nhân viên, gây nguy hiểm cho sự an toàn của bệnh nhân (Anderson và Mangino, 2006). Tuy nhiên, khi việc bàn giao tại giường diễn ra, các thành viên của cả đội đi và đội đến đều có mặt và bệnh nhân cũng tham gia (Chaboyer và cộng sự, 2010). Một số đánh giá cho thấy việc bàn giao tại giường bệnh là một cách quan trọng để nâng cao việc truyền tải thông tin quan trọng từ bệnh nhân đến ĐD và ngược lại, giảm số lượng thông tin sai lệch trong quá trình chăm sóc (Anderson và cộng sự, 2015; Mardis và cộng sự, 2016; Tobiano và cộng sự cộng sự, 2018).

Vì vậy, cách điều dưỡng thực hiện bàn giao lâm sàng đã trở thành mục tiêu để cải thiện giao tiếp và an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về sở thích của bệnh nhân và ĐD  đối với việc bàn giao tại giường bệnh, trọng tâm của nghiên cứu này.

Bàn giao tại giường bệnh đã cho thấy khả năng nâng cao sự hài lòng của cả bệnh nhân và điều dưỡng, được sử dụng như một công cụ giao tiếp hiệu quả (Vines và cộng sự, 2014). Việc triển khai các báo cáo đầu giường làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân và mang lại trải nghiệm tích cực cho cả ĐD và bệnh nhân, khi bệnh nhân cảm thấy được tham gia và được thông tin nhiều hơn về dịch vụ chăm sóc của họ (Anderson và Mangino, 2006; Vines và cộng sự, 2014). Tiến hành bamg giao điều dưỡng tại giường bệnh với sự tham gia của bệnh nhân đã nổi lên như một chiến lược nhằm cải thiện cả chất lượng chuyển giao và lấy bệnh nhân làm trung tâm trong chăm sóc (Bruton và cộng sự, 2016). Một nhóm nghiên cứu cho thấy các ĐD quan tâm nhiều hơn bệnh nhân về các vấn đề bảo mật (Anderson và cộng sự, 2015; Malfait và cộng sự, 2019b; Oxelmark và cộng sự, 2017; Ringdal và cộng sự, 2017). Ngoài ra, luật về quyền riêng tư ở một số quốc gia có thể góp phần rất lớn vào việc khiến ĐD  lo ngại về vấn đề bảo mật. Bệnh nhân đánh giá cao việc bàn giao bên giường bệnh như một cơ hội để sửa bất kỳ điểm thiếu chính xác nào trong thông tin được chuyển giao và hầu hết bệnh nhân đánh giá cao việc chuyển giao thông tin như một cách tiếp cận toàn diện thông qua sự tương tác giữa NVYT và bệnh nhân (McMurray và cộng sự, 2011). Bàn giao tại giường cũng có thể cải thiện sự hợp tác của nhóm và tăng sự hài lòng của bệnh nhân và ĐD (Mardisl, 2016)

Bàn giao là những can thiệp điều dưỡng quan trọng trong chăm sóc lâm sàng nhằm cung cấp tất cả thông tin quan trọng trong quy trình này. Bằng cách cải thiện các hoạt động chuyển giao, sự an toàn của bệnh nhân cũng được nâng cao (Athanasakis, 2013). Mặc dù vậy, bệnh nhân có thể cảm thấy bị loại trừ khỏi thông tin và ra quyết định liên quan đến tình trạng của họ (Radtke, 2013). Do đó, việc chuyển giao có thể là một công cụ khả thi để nâng cao sự tham gia của bệnh nhân và sự an toàn của bệnh nhân, nhưng ĐD và bệnh nhân có thể nhìn nhận mọi việc theo cách khác.

🍀Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định sự khác biệt và tương đồng trong sở thích của cả bệnh nhân và y tá liên quan đến việc chuyển giao ngay tại giường bệnh trong bối cảnh Thụy Điển. Nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu trước đây vốn đã điều tra các sở thích của bệnh nhân và y tá đối với việc chuyển giao tại giường bệnh ở Úc (Spinks và cộng sự, 2015; Whitty và cộng sự, 2017).

Thiết kế: Khảo sát thử nghiệm lựa chọn rời rạc (Discrete choice experiment DCE) tại 4 khoa y tế ở hai bệnh viện.

Người tham gia: Bệnh nhân nội khoa là người lớn (n = 218) và ĐD (n = 101) Phương pháp:

Cuộc khảo sát được thực hiện bằng một cuộc khảo sát trực tiếp có sự hỗ trợ của máy tính bảng điện tử.

Những người được hỏi đã đưa ra các lựa chọn lặp đi lặp lại giữa hai phương án giả định là bàn giao ngay tại giường và phương án thứ ba là ‘bàn giao ở phòng trực’.

Các phương án bàn giao được mô tả theo 6 thuộc tính: lời mời tham gia, số lượng ĐD có mặt tại buổi bàn giao, thành viên gia đình, người chăm sóc hoặc bạn bè đáng tin cậy (của bệnh nhân) được phép có mặt, mức độ tham gia của (bệnh nhân), thông tin nào liên quan đến việc chăm sóc (bệnh nhân) được thảo luận. Dữ liệu lựa chọn được phân tích bằng mô hình logit hỗn hợp.

Kết quả:

Tổng cộng 1308 (bệnh nhân) và 909 (ĐD) quan sát lựa chọn đã được đưa vào mô hình ưu tiên.

📌Bệnh nhân tỏ ra ưa thích việc bàn giao tại giường hơn so với ĐD

📌Các ĐD thường thích bàn giao bệnh nhân ở phòng trực.

📌Bệnh nhân nhận thấy mức độ tham gia vào quá trình giao của họ là rất quan trọng, có thể nói, nghe được những gì được trao đổi giữa các ĐD là đặc điểm quan trọng nhất, theo sát là được mời tham gia và đặt câu hỏi cũng như được lắng nghe.

📌Các ĐD coi việc bệnh nhân được mời tham gia trao đổi thông tin là quan trọng nhất, tiếp theo là mức độ tham gia.

📌Các lựa chọn khác nhau để cung cấp thông tin nhạy cảm không được bệnh nhân hoặc ĐD coi là quan trọng.

📌Có sự khác biệt đáng kể ở cấp độ cá nhân giữa cả bệnh nhân và ĐD về địa điểm và cách thức bàn giao thông tin.

🍁Bàn luận

Các bệnh nhân trong nghiên cứu này đặc biệt ưu tiên trở thành đối tác tích cực trong việc bàn giao bên giường bệnh thông qua việc lắng nghe, hỏi và có thể nói khi muốn/được yêu cầu. Khi bệnh nhân chủ động tham chuyển giao thông tin thì nguy cơ hiểu sai thông tin sẽ giảm và rủi ro về sự an toàn của bệnh nhân cũng giảm (Anderson và Mangino, 2006).

Một báo cáo được công bố gần đây của Cơ quan Phân tích Dịch vụ Y tế và Chăm sóc Thụy Điển liên quan đến dịch vụ chăm sóc lấy con người làm trung tâm, cho thấy rằng bệnh nhân cần được lắng nghe và hỏi về kinh nghiệm cũng như nguồn lực của họ để cải thiện dịch vụ chăm sóc (Westling và cộng sự, 2018).

Bệnh nhân muốn được đối xử với nhân phẩm, lòng nhân ái và sự tôn trọng.

Báo cáo tương tự cũng nhắm mục tiêu rằng hoạt động chăm sóc lấy con người làm trung tâm cho phép bệnh nhân giao tiếp từ quan điểm của mình về các điều kiện tiên quyết, nhu cầu và sự sẵn lòng đóng góp thông tin để hoàn thành các mục tiêu trong quá trình chăm sóc (Westling và cộng sự, 2018).

Bradley và Mott (2014) nhận thấy rằng bệnh nhân nhìn nhận việc bàn giao tại giường theo 3 cách:

🍀đầu tiên là sự thích thú khi các ĐD dành thời gian cho họ;

🍀thứ hai họ có thể xác định được ĐD phụ trách của họ;

🍀và thứ ba là bệnh nhân cảm thấy được tham gia vào việc chăm sóc và ra quyết định (Bradley và Mott, 2014).

Điều đáng chú ý là các bệnh nhân trong nghiên cứu của họ cho biết sự tham gia chỉ có tầm quan trọng thứ ba.

 

🌼Thông tin nhạy cảm được trình bày ở đâu và như thế nào không quan trọng đối với bệnh nhân nói chung, việc có hai ĐD làm ca liên tục cũng như một đội ĐD được coi là cần thiết trong quá trình bàn giao đầu giường cũng không quan trọng.

Trong một nghiên cứu của Köberich (2014), những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật tim mạch tin rằng thông tin được giữ bí mật bất kể hình thức bàn giao tại giường. Những bệnh nhân này nhận thấy việc bàn giao điều dưỡng không gây gián đoạn và hơn nữa, họ không lo lắng nếu một bệnh nhân khác nghe được thông tin về bệnh tật và cách chăm sóc của họ (Köberich, 2014).

Trong nghiên cứu của các tác giả, bệnh nhân xếp việc cung cấp thông tin nhạy cảm quan trọng hơn một chút so với ĐD, điều này khác với các nghiên cứu khác trong đó ĐD quan tâm hơn đến các vấn đề bảo mật (Anderson và cộng sự, 2015; Oxelmark và cộng sự, 2017; Ringdal và cộng sự. , 2017).

Hơn nữa, bệnh nhân có thể có những ưu tiên khác nhau đối với thông tin nhạy cảm và bảo mật (Malfait và cộng sự, 2019b; Tobiano và cộng sự, 2018), trong cuộc khảo sát của nhóm NC, họ đã yêu cầu các ưu tiên về cách cung cấp thông tin nhạy cảm. Các ĐD đã có quyền quyết định trong quá trình bàn giao tại giường bằng cách thảo luận về thông tin nhạy cảm ở nơi khác, chẳng hạn như trong phòng trực, phù hợp với nghiên cứu trước đó (Bradley và Mott, 2014; Liu và cộng sự, 2012).

Cách thức thông tin nhạy cảm được chuyển giao (lặng lẽ bên giường bệnh, bằng lời nói cách xa giường bệnh hoặc dưới dạng văn bản) không được quan sát là có tầm quan trọng đối với các ĐD trong nghiên cứu này.

Các thuộc tính xếp hạng cao nhất của ĐD, khuyến khích bệnh nhân tham gia và tầm quan trọng của việc cho phép bệnh nhân được lắng nghe, được yêu cầu và được mời phát biểu, nhất quán với những thuộc tính được các ĐD xếp hạng cao nhất trong một nghiên cứu ở Úc (Whitty và cộng sự, 2017).

Điều này rất đáng khích lệ vì nó gợi ý rằng có sự hỗ trợ cho sự tham gia tích cực của bệnh nhân trong quá trình bàn giao.

Những người khác nhận thấy rằng việc mời bệnh nhân tham gia là chìa khóa để đảm bảo sự tham gia tích cực diễn ra (Chaboyer và cộng sự, 2016). Điều này cũng phù hợp với phương pháp chăm sóc lấy con người làm trung tâm và đã cho thấy những tác động tích cực đáng kể về mặt chất lượng đối với bệnh nhân (Ulin và cộng sự, 2015).

❤️Bàn giao tại giường có thể cải thiện sự tham gia của bệnh nhân, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn (McMurray và cộng sự, 2011), mang lại cho bệnh nhân cảm giác được chăm sóc dễ dàng và sự hài lòng của bệnh nhân (Mako và cộng sự, 2016) và bệnh nhân có thể đóng góp thông tin trong quá trình này., nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn cho bệnh nhân (Tobiano và cộng sự, 2018).

Các bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả nhận thấy mức độ tham gia vào quá trình chuyển giao của họ là rất quan trọng, với khả năng lên tiếng cũng như nghe được những gì được nói là đặc điểm quan trọng nhất.

Kết quả cho thấy ý nghĩa của việc bàn giao đầu giường có tiềm năng được sử dụng để tránh những hiểu lầm và thông tin sai lệch giữa ĐD và bệnh nhân.

Trong chăm sóc truyền thống, tiêu chuẩn là bệnh nhân được chăm sóc và có tiếng nói thụ động. Bruton và cộng sự (2016) cho thấy các ĐD làm việc trong lĩnh vực bàn giao tại giường đã có cơ hội giới thiệu ĐD trực ca trực với bệnh nhân với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được mời tham gia, đặt câu hỏi và sửa lỗi.

Tuy nhiên, trong cùng một nghiên cứu, các ĐD bày tỏ rằng bệnh nhân đã làm gián đoạn và làm chậm quá trình chuyển giao. Các ĐD truyền đạt rằng bệnh nhân “nghe lỏm” được những gì được nói sẽ bị coi là tích cực và tiêu cực (Bruton và cộng sự, 2016).

Những bệnh nhân được mời tham gia bàn giao được tạo điều kiện để trở thành một đối tác tích cực trong nhóm và tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe.

Sự khác biệt thú vị đã được quan sát thấy trong các ưu tiên chuyển giao trong bối cảnh Thụy Điển so với một nghiên cứu trước đó của Úc (Whitty và cộng sự, 2017), cho thấy ưu tiên bàn giao là tùy theo bối cảnh và văn hóa của hệ thống y tế và khác nhau giữa các quốc gia. Các ĐD trong nghiên cứu của Úc dường như thường thích bàn giao bên giường bệnh hơn và có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cách thông tin nhạy cảm được chuyển giao trong khi các ĐD Thụy Điển lại thích giao thông tin đó ở xa giường bệnh hơn.

Các bệnh nhân Úc và Thụy Điển cũng nhận thấy việc nhận thông tin nhạy cảm bằng văn bản thay vì lặng lẽ trên giường là không quan trọng. Trong nghiên cứu ở Úc, bệnh nhân nhận thấy mức độ tham gia của họ vào quá trình chuyển giao là rất quan trọng. Cả bệnh nhân Úc và Thụy Điển đều thích có hai ĐD có mặt hơn là một nhóm (nghỉ và ca liên tục) có mặt khi bàn giao (Whitty và cộng sự, 2017).

Ảnh 2 ĐD khoa HSTC BV ĐHYD Tp HCM thực hiện bàn giao ca trực

D

🍁Kết luận:

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân đặc biệt thích việc bàn giao ca trực tại giường, trong khi các ĐD coi việc bệnh nhân được mời tham gia trao đổi thông tin bàn giao là ưu tiên quan trọng nhất, nhưng nhìn chung lại ưu tiên bàn giao diễn ra tại phòng trực, tất cả các yếu tố khác đều như nhau.

Các bệnh nhân trong nghiên cứu Thụy Điển này và nghiên cứu quốc tế thứ hai duy nhất (Whitty và cộng sự, 2017) rất thích việc bàn giao ca trực tại giường, điều này nhìn chung trái ngược với sở thích của ĐD. Tuy nhiên, các đặc điểm ưa thích của quá trình bàn giao dường như gần giống nhau đối với cả bệnh nhân và các ĐD, trong đó cả bệnh nhân xếp hạng đều được mời tham gia và mức độ tham gia của họ là rất quan trọng.

Cơ chế bàn giao thông tin nhạy cảm có tầm quan trọng tối thiểu.

Khi triển khai bàn giao đầu giường trong bối cảnh Thụy Điển, phải xem xét sự khác biệt giữa sở thích của bệnh nhân và ĐD, điều này có thể gây nguy hiểm cho việc áp dụng bàn giao tại giường trong tương lai.

 

Trích Oxelmark, L., Whitty, J. A., Ulin, K., Chaboyer, W., Oliveira Gonçalves, A. S., & Ringdal, M. (2020). Patients prefer clinical handover at the bedside; nurses do not: Evidence from a discrete choice experiment. International journal of nursing studies, 105, 103444. https://doi.org/10.1016/j.ijnurstu.2019.103444

Nếu bạn thích bài đăng này, vui lòng giúp chúng tôi và chia sẻ trên Zalo, LinkedIn, Twitter, Facebook, v.v.. Ngoài ra, có thể theo dõi trang www.thuvienykhoa.com.vn để đọc thêm các nội dung bổ ích khác.

Chân thành cảm ơn!

Ban Biên Tập

Was this helpful?

Có  Không
Bài liên quan
  • Hiệu quả của phương pháp TEACH-BACK về tuân thủ và tự quản lý trong giáo dục sức khỏe cho những người mắc bệnh mãn tính
  • NEJM – Tần suất giao tiếp kém ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân như thế nào?
  • Tai nạn do kim đâm ở sinh viên y khoa tại một trường y: tại sao vẫn còn là một vấn đề?
  • Tại sao ĐD hỗ trợ BN khi bị ngã bất chấp rủi ro❓️
  • Nhận thức của bệnh nhân về tầm quan trọng của tự kiểm tra đúng vị trí trong bảng kiểm phẫu thuật
  • NEJM – Phát hiện lỗi chẩn đoán bệnh nhân nội trú khi thay đổi ca trực

Didn't find your answer? Liên hệ

Leave A Comment Hủy

An toàn trong chăm sóc
  • Bệnh nhân thích bàn giao ca trực ngay tại giường bệnh; điều dưỡng thì không: Bằng chứng từ một thí nghiệm lựa chọn rời rạc
  • Nhân viên y tế và mối quan tâm về Sức khỏe Tâm thần
  • Những điều cần biết về Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm
  • Elsevier – Khảo sát các nội dung an toàn lao động của các điều dưỡng chuyên khoa ung bướu ở Châu Âu
  • Nhân viên y tế tiếp xúc với hóa chất hóa trị ung thư có nguy cơ tăng mắc ung thư, tổn thương nội tạng và các vấn đề sinh sản
  • Ở lại qua đêm tại khoa cấp cứu và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lớn tuổi
  • Mối liên hệ với các yếu tố Điều dưỡng với điểm đánh giá chất lượng Bệnh viện trong HCAHPS
  • Dịch tễ học về vết thương do kim tiêm và tổn thương do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại bệnh viện ở Ả Rập Saudi
  • Làm thế nào để trở thành ĐD giỏi: Lời khuyên dành cho sinh viên điều dưỡng và sinh viên mới tốt nghiệp
  • Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tai nạn do kim tiêm và vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Trung Quốc
  • NEJM – Phát hiện lỗi chẩn đoán bệnh nhân nội trú khi thay đổi ca trực
  • Nhận thức của bệnh nhân về tầm quan trọng của tự kiểm tra đúng vị trí trong bảng kiểm phẫu thuật
  • Tại sao ĐD hỗ trợ BN khi bị ngã bất chấp rủi ro❓️
  • Tai nạn do kim đâm ở sinh viên y khoa tại một trường y: tại sao vẫn còn là một vấn đề?
  • NEJM – Tần suất giao tiếp kém ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân như thế nào?
  • Hiệu quả của phương pháp TEACH-BACK về tuân thủ và tự quản lý trong giáo dục sức khỏe cho những người mắc bệnh mãn tính
Danh mục
  • An toàn trong chăm sóc
  • An toàn trong sử dụng thuốc
  • Chăm sóc hồi sức tích cực & cấp cứu [Critical Care]
  • Chăm sóc nội khoa
  • Chuyên Khoa
  • Chuyên khoa
  • Điều dưỡng
  • Điều dưỡng
  • Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Kinh tế Y tế
  • Kinh tế Y tế
  • QLCL & ATNB
  • QLCL & ATNB
  • Quản lý Chăm sóc vết thương
  • Quản lý chi phí y tế điều dưỡng
  • Quản lý đường truyền xâm lấn mạch máu [Vascular Access Devices]
  • Quản lý nhân lực điều dưỡng
  • Quản Lý Y tế
  • Quản Lý Y tế
  • Tài liệu & Báo cáo

  Dịch tễ học về vết thương do kim tiêm và tổn thương do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại bệnh viện ở Ả Rập Saudi

Làm thế nào để trở thành ĐD giỏi: Lời khuyên dành cho sinh viên điều dưỡng và sinh viên mới tốt nghiệp  

  • Privacy Policy
  • Terms of Use
  • Copyright 2025 Thuvienykhoa.com.vn. All Rights Reserved.