Flemming và nấm Penicilline

Tài nguyên

Đám nấm mốc trắng trắng đựng trong chiếc hộp đen mà bạn thấy trong bức ảnh trên chính là mẫu nấm mà hồi xưa bác sĩ Alexander Fleming đã dùng để lần đầu tiên tạo ra penicillin – loại kháng sinh thần kỳ đã giúp cứu sống hàng trăm triệu sinh mạng con người sau này. Sau kì nghỉ tại quê nhà, ông trở lại phòng thí nghiệm và thấy trong cái đĩa chứa đầy vi khuẩn mà ông đã làm thí nghiệm trước đó, có một vùng xuất hiện nấm mốc mà xung quanh đó không có mặt vi khuẩn. Ông đã nhanh chóng nhận ra rằng chính loại nấm mốc đó (một chủng hiếm gặp của penicillin) đã tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh nó.Mẫu nấm này vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay và vừa được bán đấu giá thành công với số tiền lên tới 14.617 đô la. Danh tính của người mua được bảo mật nhưng có thể, họ cũng có tình yêu mãnh liệt với khoa họccũng như vị bác sĩ tài hoa.

Trên thực tế thì nấm Penicillium đã được bác sĩ Alexander Fleming tình cờ phát hiện ra vào năm 1928 nhưng mãi tới 10 năm sau thì penicillin mới được nhà hóa sinh người Anh Ernest Chain, nhà bệnh học người Úc Howard Florey nghiên cứu kỹ lưỡng về dược tính của nó. Cả 3 người sau đó đã được vinh danh bằng giải Noel Y học vào năm 1945 cho phát hiện vĩ đại này, góp phần cứu sống hàng triệu tính mạng con người khỏi nhiễm trùng.

Theo ước tính, việc phát hiện ra penicillin của Fleming đã góp phần cứu sống tính mạng của từ 80 tới 200 triệu người. Tuy nhiên có một sự thật thú vị xung quanh quá trình phát triển nên mẫu penicillin đầu tiên thật sự có tác dụng. Lúc đó, 2 nhà nghiên cứu Howard Florey và Ernst Chain đã kêu gọi một nữ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối để thử nghiệm xem thuốc có độc tính mạnh hay không. Kết quả người này không chết ngay nhưng có những triệu chứng phụ dữ dội.

Sau đó họ tiếp tục hoàn thiện, làm lạnh, sấy khô và nghiền thành bột với hy vọng tạo ra phiên bản an toàn hơn. Khi đó họ chọn thử trên một viên cảnh sát đang bị nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng không phải là bị tội phạm đâm hoặc bắn trúng khi làm nhiệm vụ mà đơn giản, ông tỉa hoa hồng, bị gai cào vào má và nhiễm trùng máu. Khi được truyền penicillin, biểu hiện của viên cảnh sát đã khá lên. Mọi người hy vọng suốt cả đêm đó nhưng rồi penicillin đã hết. 2 nhà nghiên cứu cố hết sức bào chế thêm thuốc, bao gồm cả việc thu lại từ mẫu nước tiểu của bệnh nhân nhưng vẫn không đủ. Diễn biến bệnh xấu đi và viên cảnh sát Albert Alexander đã qua đời.

Việc cho bệnh nhân hy vọng được cứu chữa nhưng rồi lại để họ qua đời do hết thuốc đã làm Florey cực kỳ tuyệt vọng. Ông tuyên bố sẽ không bao giờ thử thuốc cho tới khi đảm bảo được rằng mọi điều kiện đều tối ưu, bao gồm cả việc sẵn lượng thuốc dư thừa. Và rồi tất nhiên lịch sử đã chứng minh sự thành công cũng như giá trị của loại thuốc kỳ diệu này. Mình nhớ được nghe một bạn nữ kể lại cho mình câu chuyện này, cô ấy nói đằng sau bất cứ một thành công vượt bậc về y học luôn có những con người đã hy sinh mãi mãi. Mình nhớ luôn cả ánh mắt xa xăm của cô bạn ấy khi kể câu chuyện này.

Suy cho cùng, thì người vĩ đại khác người thường cũng là ở chỗ họ đặt tình yêu vào thứ mình theo đuổi, và họ biết quan sát sự vật xung quanh. Nếu như ngày xưa Fleming đem vứt chiếc đĩa đó đi thay vì quan sát nó, thì chưa chắc chúng ta đã còn ngồi tại đây ngày hôm nay.

ThS Điều dưỡng [University of Northern Colorado, US., 2019]. CN Điều dưỡng [Đại học Y Dược Tp HCM, 2005). Registered Nurse. Sigma Thetau International Member. ONS Member. Lấy bệnh nhân làm trung tâm cho mọi hoạt động, Không ngừng cải thiện chất lượng hoạt động điều dưỡng.

Leave A Comment