Dây garrot tái sử dụng có là vật trung gian nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng
Szymczyk et al (2025).
Giới thiệu:
Lây nhiễm liên quan đến chăm sóc y tế (HAI) đặt ra một thách thức toàn cầu đáng kể, dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cao. Thiết bị, công cụ dụng cụ y tế tái sử dụng, chẳng hạn như garô, là một vật trung gian tiềm ẩn lây nhiễm. Mặc dù được sử dụng thường xuyên và tiếp xúc gần với da của bệnh nhân, các phương thức kiểm soát nhiễm trùng thường bỏ qua những thiết bị này. Nghiên cứu này xem xét tình trạng nhiễm khuẩn trên bề mặt garô tái sử dụng ở cả khoa cấp cứu và phòng phẫu thuật.
Phương pháp:
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 / 2024 tại Gdansk, Ba Lan. Các mẫu từ garô được sử dụng trong khoa cấp cứu và phòng phẫu thuật được thu thập sau một khoảng thời gian không xác định, 14 ngày và 28 ngày. Nhiễm khuẩn trên bề mặt garô được đo bằng môi trường máu thạch Columbia và được biểu thị dưới dạng đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) trên cm2.
Kết quả: Phát hiện thấy lượng vi khuẩn đáng kể trên garô tái sử dụng, với mức độ nhiễm khuẩn khác nhau tùy theo vị trí và thời gian sử dụng.
Số lượng CFU/cm2 trung bình trong tất cả các giai đoạn của nghiên cứu này là 545 CFU/cm2 đối với khoa cấp cứu và 101 CFU/cm2 đối với phòng phẫu thuật.
Garô được sử dụng trong khoa cấp cứu cho thấy số lượng vi khuẩn cao hơn so với garô từ phòng phẫu thuật, cho thấy sự đa dạng hơn về các loài vi khuẩn.
Những phát hiện này nhấn mạnh nhu cầu sửa đổi các giao thức kiểm soát nhiễm trùng đối với garô tái sử dụng.
Kết luận
Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu quan trọng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi chính sách trong tương lai nhằm mục đích giảm nguy cơ nhiễm trùng HAI thông qua việc quản lý tốt hơn các thiết bị y tế tái sử dụng.
Trích Szymczyk J, Kurpas M, Krasiński B, Zorena K, Mędrzycka-Dąbrowska W. Reusable Tourniquets as Potential Transmitters of Infection: A Microbiological Analysis. Microorganisms. 2025 Jan 13;13(1):152. doi: 10.3390/microorganisms13010152. PMID: 39858920.