Gánh nặng của catheter tĩnh mạch ngoại vi ở bệnh nhân lớn tuổi nội trú ở bệnh viện: Một phần nghiên cứu cắt ngang quốc gia của dự án ONE MILLION GLOBAL PERIPHERAL INTRAVENOUS CATHETERS COLLABORATION
Tác giả Danielle Ní Chróinín et al. Australas J Ageing. 2023 Mar.
Gần 8 triệu PIVC được đặt vào các bệnh nhân nhập viện ở Úc mỗi năm. Mặc dù cần thiết nhưng những thiết bị này không phải là không có rủi ro, với tới 70% trong số đó được tháo ra sớm.
Gần một nửa số lần đặt PIVC đầu tiên đều thất bại, gây đau và lo lắng quá mức ở bệnh nhân do nhiều lần thử thất bại và gần 1/4 số lần đặt không thực sự cần thiết và khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng một cách không cần thiết.
Có hơn 3000 trường hợp nhiễm trùng đường máu liên quan đến PIVC mỗi năm ở Úc, với tỷ lệ 1 trên 10 bệnh nhân tử vong và nhiều trường hợp khác mắc bệnh.
Gần một nửa số ca nhập viện trong ngày ở Úc là những người từ 65 tuổi trở lên, trong đó gần như tất cả (90%) cần một số hình thức chăm sóc cấp tính cần có thiết bị tiếp cận mạch máu (y tế, phẫu thuật và chăm sóc cấp tính khác). Số lượng người lớn tuổi cần nhập viện cấp tính được ước tính sẽ tăng đáng kể trong hai thập kỷ tới.
Gánh nặng sử dụng thiết bị tiếp cận mạch máu ở nhóm dân số ngày càng tăng này có thể sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết trong thời gian ngắn, để đảm bảo triển khai các chính sách và hướng dẫn phù hợp nhằm giảm tỷ lệ biến chứng cao. Trong bối cảnh này, các tác giả đã điều tra gánh nặng của PVC ở những bệnh nhân nội trú lớn tuổi tại bệnh viện ở Úc.
Mục tiêu
Để nghiên cứu gánh nặng của catheter tĩnh mạch ngoại vi (PIVC) ở bệnh nhân lớn tuổi nhập viện.
Phương pháp
Một nghiên cứu quan sát tiến cứu cắt ngang (2014/2015) để mô tả các đặc điểm, chỉ định và kết quả của PIVC ở những bệnh nhân ≥65 tuổi từ 65 bệnh viện ở Úc.
Kết quả
📌Trong số 2179 PIVC riêng lẻ (ở 2041 bệnh nhân, tuổi trung bình 77,6 tuổi, 45% là nữ, 58% ở NSW),
📌Trong số 2179 PIVC được sử dụng, 43% (n = 932) được đặt bởi bác sĩ, 24% (n = 517) bởi ĐD và 29% (n = 624) không có thông tin ghi chép.
📌Hầu hết được đặt ở khoa nội trú (40%, n = 866) hoặc khoa cấp cứu (25%, n = 548).
📌Vị trí PIVC phổ biến nhất là cổ tay và bàn tay (42%, n = 901), tiếp theo là hố trước khuỷu tay (29%, n = 624).
Chỉ 27% (n = 586) PIVC được đặt ở vị trí được khuyến nghị của cẳng tay. Phần lớn PVC (74%, n = 1605) có cỡ 20–22 và gần như tất cả (97%, n = 2104) đều được băng cố định trong suốt thích hợp (Bảng 1).
📌Chỉ định chính để đặt PIVC là dùng thuốc qua đường tĩnh mạch (58%, n = 1252) trong đó 12% là dùng kháng sinh qua đường tĩnh mạch (n = 270); tiếp theo là dịch truyền tĩnh mạch (22%, n = 478) và 16% (n = 356) là vì các lý do ‘khác’ (ví dụ: lấy máu).
Tuy nhiên, chỉ 74% (n = 1617) được sử dụng trong 24 giờ trước đó.
📌nghĩa là 25% là ‘không hoạt động’.
Bảng 1
Liên quan đến các biến chứng và gánh nặng liên quan đến PIVC, 18,0% (393/2179) thiết bị được quan sát thấy có dấu hiệu biến chứng (Bảng 2) với 154 (7,1%) có dấu hiệu viêm tĩnh mạch (chẳng hạn như đỏ cục bộ, đau, sưng, (xem Bảng 3).
Tổng cộng, 82,0% không có triệu chứng.
📌18% (393/2179) có dấu hiệu biến chứng liên quan đến PIVC.
Các biến chứng liên quan đến PIVC thường gặp nhất:
đau (4,1%) và đỏ cục bộ tại vị trí đặt (1,8%).
📌Gần 1/3 (29,1%) băng bị bẩn, lỏng hoặc bong ra
📌 36,8% có ghi ngày giờ trên băng.
Cả truyền thuốc tĩnh mạch (aOR 1,74, 95% CI 1,28-2,38, p < 0,001) và đặt PIVC vào tĩnh mạch không ở chi trên (aOR 3,40 so với cẳng tay [vị trí tham chiếu], CI 95% 1,62-7,17, p < 0,001) có liên quan độc lập với sai sót PIVC.
📌Viêm tĩnh mạch được biểu hiện ở 7% (154) bệnh nhân.
📌Chỉ truyền thuốc qua đường tĩnh mạch làm tăng khả năng xuất hiện triệu chứng viêm tĩnh mạch (aOR 1,61, 95% CI 1,01-2,57, p = 0,05).
📌Tuổi càng cao có liên quan nghịch với các triệu chứng của viêm tĩnh mạch.
📌Thời gian trung bình mà PIVC đã được duy trì là 1,7 ngày (IQR 0,83–2,04 ngày, trong khoảng 0,1 – 32,88 ngày).
📌Trong số 1575 bệnh nhân (79%) đã đánh giá trải nghiệm PIVC của họ bằng thang đo Likert 0-10 (trong đó 10 = ‘tốt nhất có thể’), điểm trung bình là 8 (IQR 6-10).
Độ tuổi ở tứ phân vị cao nhất (>84 tuổi) có liên quan độc lập với khả năng đạt điểm cao thấp hơn (aOR 0,71, KTC 95% 0,54-0,94, p = 0,02).
Bàn luận
Trong phân tích thứ cấp về dữ liệu Úc từ nghiên cứu OMG quốc tế, cắt ngang, tiến cứu, nhóm NC đã xác định rằng
📌gần 1 trong 5 bệnh nhân lớn tuổi ở bệnh viện Úc mắc PIVC có các triệu chứng và/hoặc dấu hiệu liên quan đến PIVC của họ.
📌Gần một phần ba số lần đặt PIVC không được ghi chép lại và cứ 4 PIVC được đánh giá thì có một chiếc không hoạt động vào ngày đánh giá.
Những phát hiện này chỉ ra rằng có nhiều cơ hội để cải thiện việc sử dụng PIVC ở nhóm bệnh nhân nội trú lớn tuổi ở Úc. Điều đáng yên tâm là tỷ lệ biến chứng tổng thể không cao, ít nhất là trong mẫu này, tuy nhiên, việc thận trọng và theo dõi thường xuyên PIVC có thể hữu ích nếu truyền thuốc, do có mối liên quan mà chúng tôi đã ghi nhận giữa việc truyền thuốc và thất bại của PIVC. Phát hiện của NC cũng chỉ ra rằng nếu có thể, không nên đặt PIVC ở các vị trí không thông thường trong đoàn hệ này, do có mối liên quan với nguy cơ thất bại duy trì ống thông ngày càng tăng.
Các tác giả đã đưa vào một thước đo trải nghiệm bệnh nhân đơn giản và ngắn gọn, và trong khi một số ít người không hài lòng thì những người trả lời lớn tuổi nhất lại ít đánh giá rất cao trải nghiệm PIVC của họ.
Chỉ 3/4 số bệnh nhân đóng góp vào đánh giá này và những người không thể tham gia (do bệnh tật hoặc suy giảm nhận thức) thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn. Hơn nữa, các tác giả lưu ý rằng thang đo Likert chỉ cho phép hình dung nhanh một cách hạn chế về trải nghiệm của bệnh nhân và cần có nghiên cứu sâu hơn để khám phá trải nghiệm của bệnh nhân về việc đặt ống thông và quản lý PIVC (và đã được lên kế hoạch).
Trong nghiên cứu ADVANCED của Pháp về thiết bị nội mạch ở người lớn trong phòng chăm sóc đặc biệt, tỷ lệ biến chứng là 60,9 trên 1000 ngày đặt ống thông, tỷ lệ phổ biến nhất trong số này là rối loạn chức năng và điều này thường thấy ở PIVC hơn là đường động mạch hoặc đường trung tâm.
Nhìn chung tỷ lệ thất bại lên tới 50% đã được mô tả trong tài liệu. Tỷ lệ viêm tĩnh mạch quan sát được của nhóm NC thấp hơn tỷ lệ được mô tả trong một nghiên cứu ở Serbia trên người lớn (mọi lứa tuổi), trong đó viêm tĩnh mạch được ghi nhận ở 44% số ca PIVC trong số 368 bệnh nhân.
Các tác giả lưu ý rằng việc tiếp cận chlorhexidine, băng màng trong suốt và hệ thống PIVC tích hợp có thể bị hạn chế hơn ở các nước đang phát triển như Serbia, điều này có thể giải thích phần nào tỷ lệ viêm tĩnh mạch cao hơn ở nhóm đó. Họ lưu ý rằng tỷ lệ viêm tĩnh mạch trong nghiên cứu tương đối thấp nhưng cao hơn mục tiêu <5% do INS đặt ra.
Viêm tĩnh mạch có liên quan nghịch với tuổi ngày càng tăng ở nhóm người lớn tuổi mà nhóm nghiên cứu. Trong y văn, cả hai giới hạn tuổi già và trẻ đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ hỏng ống thông.
Một nghiên cứu gần đây của nhóm AVATAR ở Queensland, bao gồm dữ liệu từ gần 12.000 bệnh nhân (mọi lứa tuổi), đã ghi nhận mối liên hệ nghịch đảo nhẹ giữa tuổi tăng và nguy cơ viêm tĩnh mạch (HR 0,99, KTC 95% 0,98–0,99), với mức ‘giảm rủi ro’ tương tự trong thất bại PIVC tổng thể, mặc dù ý nghĩa lâm sàng của mức giảm nhỏ như vậy vẫn chưa rõ ràng.
Kết luận
Mỗi 5 PIVC thì có 1 được xác định là có biến chứng, nghiên cứu sâu hơn nên tập trung vào việc tối ưu hóa việc sử dụng PIVC ở bệnh nhân lớn tuổi.
Tác động thực hành
Trong nghiên cứu cắt ngang quy mô lớn trên toàn quốc với hơn 2000 PIVC, các tác giả đã xác định rằng gần 1 trong 5 có các triệu chứng/dấu hiệu lâm sàng liên quan đến PIVC, kèm theo các suy yếu bổ sung bao gồm làm bẩn hoặc bong băng, không ghi ngày tháng hoặc ống thông không hoạt động.
Các phương pháp thực hành PIVC cần được tối ưu hóa để giảm bớt gánh nặng liên quan đến PIVC có thể tránh được và cần phải ban hành các chính sách hỗ trợ phương pháp thực hành tốt nhất.
Tác động chính sách
Nghiên cứu này, kết hợp với các dữ liệu sẵn có khác, chỉ ra rằng có nhiều cơ hội để cải thiện việc quản lý PIVC, kể cả ở những bệnh nhân lớn tuổi. Các hướng dẫn như Tiêu chuẩn chăm sóc lâm sàng quản lý ống thông tĩnh mạch ngoại vi được đưa ra gần đây có thể cho phép các dịch vụ y tế đánh giá thực hành và hỗ trợ các sáng kiến cải thiện chất lượng.
Trích Ní Chróinín, D., Ray-Barruel, G., Carr, P. J., Frost, S. A., Rickard, C. M., Mifflin, N., McManus, C., & Alexandrou, E. (2023).
Long Trần dịch.
Nếu bạn thích bài đăng này, vui lòng giúp chúng tôi và chia sẻ trên Zalo, LinkedIn, Twitter, Facebook, v.v.. Ngoài ra, có thể theo dõi trang www.thuvienykhoa.com.vn để đọc thêm các nội dung bổ ích khác.
Chân thành cảm ơn!
Ban Biên Tập