Tác động của việc thiếu hụt đầu nối không kim và bơm tiêm nước muối đóng gói sẵn lên tỷ lệ CLABSI trong tại 1 đơn vị PICU
Tác giả İlker Devrim et al. Infect Dis Clin Microbiol. 2024.
Mục tiêu: Các tác giả muốn thảo luận về kinh nghiệm về tỷ lệ nhiễm trùng huyết liên quan đến catheter tĩnh mạch (catheter-associated bloodstream infections CLABSI) cao hơn trong thời gian thiếu hụt đầu nối không kim (needle-free connector NFC) và bơm tiêm NS 0.9% đóng gói sẵn dùng một lần (single-use prefilled flushing syringe PFS).
Phương pháp: Các phân tích hồi cứu đã được thực hiện để khảo sát tỷ lệ CLABSI tại một bệnh viện từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 và giai đoạn nghiên cứu bao gồm tình trạng thiếu hụt NFC và PFS trong 3 tháng vào tháng 4 – 6 năm 2023.
Kết quả: Tỷ lệ CLABSI trong 3 tháng là :
5,94 trên 1000 ngày CL từ ngày 1/1 đến ngày 31/3,
18,07 trên 1000 ngày CL từ ngày 1/4 đến ngày 30/6,
5,42 trên 1000 ngày CL từ ngày 1/7 đến ngày 30/9
và 6,52 trên 1000 ngày CL từ ngày 1/10 đến ngày 31/12.
Sau giai đoạn thiếu hụt 3 tháng, tỷ lệ CLABSI tăng đáng kể từ 5,94 trên 1000 ngày CL lên 18,07 trên 1000 ngày CL.
Sau khi tình trạng thiếu hụt các đầu nối không kim và PFS dùng một lần được giải quyết, tỷ lệ CLABSI đã giảm đáng kể xuống còn 5,42 trên 1000 ngày CL (p < 0,001).
Kết luận: Chính việc thiếu hụt NFC và PFS trong 3 tháng cũng gây ra tăng CLABSI gấp ba lần.
Hiệu quả và thành công liên tục của việc phòng ngừa CLABSI phụ thuộc vào việc duy trì tính liên tục của vật tư y tế.
Devrim, İ., Özbakır, H., Atakul, G., Ergün, D., Çelik, S. S., Oruç, Y., Turgut, N., Dinç, C., Saraç, Ö., & Ağın, H. (2024). Impact of Needle-Free Connector and Prefilled Flushing Syringe Shortage on CLABSI Rates in Pediatric Intensive Care. Infectious diseases & clinical microbiology, 6(4), 276–281. https://doi.org/10.36519/idcm.2024.403