NEJM – Thuốc chống đông và xuất huyết nội sọ ở bệnh nhân di căn não
Brady L. Stein, MD, MHS, xem xét Hamulyák EN và cộng sự. Haematologica 2025 tháng 6
Trong một nghiên cứu hồi cứu, bệnh nhân dùng thuốc chống đông trực tiếp đường uống có tỷ lệ xuất huyết nội sọ tương tự so với bệnh nhân dùng heparin trọng lượng phân tử thấp.
Bệnh nhân di căn não là một thách thức lâm sàng vì họ có nguy cơ cao bị xuất huyết nội sọ tự phát (spontaneous intracranial hemorrhage sICH) cũng như huyết khối tắc mạch tĩnh mạch (VTE). Một loại thuốc chống đông nào đó có tốt hơn loại khác không? Bệnh nhân có tiền sử sICH có thể có cơ hội dùng thuốc chống đông khác không?
Để giải quyết những bất ổn này, các nhà NC đã kiểm tra một nhóm 505 bệnh nhân ung thư não di căn đa quốc gia đang dùng thuốc chống đông trực tiếp đường uống (DOAC) hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) để điều trị VTE hoặc rung nhĩ.
Bệnh nhân dùng DOAC có tỷ lệ mắc sICH tích lũy trong 12 tháng tương tự so với bệnh nhân dùng LMWH (≈10%), tỷ lệ tử vong (≈50%) và VTE (≈5%).
Trong phân tích đa biến, bệnh nhân có tiền sử ICH liên quan đến thuốc chống đông, rối loạn chảy máu, sử dụng aspirin đồng thời, u hắc tố và ung thư biểu mô tế bào thận có nguy cơ mắc ICH cao hơn.
Gần một – phần – ba số bệnh nhân ngừng thuốc chống đông đã tiếp tục dùng thuốc trong vòng 90 ngày và chỉ có một bệnh nhân bị ICH tái phát.
Bình luận
Trong quá trình hành nghề huyết học của mình, tác giả thường kê đơn DOAC cho những bệnh nhân bị di căn não cần dùng thuốc chống đông. Tác giả được trấn an bởi những kết quả này: DOAC an toàn như LMWH trong bối cảnh này và giúp bệnh nhân tránh được việc tiêm. Nghiên cứu này cũng cho thấy về tính an toàn của việc tiếp tục dùng thuốc chống đông ở những bệnh nhân bị ICH và tái phát VTE. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp cận những bệnh nhân này theo từng trường hợp cụ thể. Tác giả thường ngừng sử dụng aspirin đồng thời trừ khi có chỉ định độc lập mạnh và cực kỳ thận trọng khi bắt đầu dùng thuốc chống đông ở những bệnh nhân bị u hắc tố hoặc ung thư biểu mô tế bào thận
Trích
Hamulyák EN et al. Multinational cohort study of intracranial hemorrhage in patients with brain metastases receiving anticoagulation. Haematologica 2025 Jun; 110:1417. (https://doi.org/10.3324/haematol.2024.286973)